12 Thg 4 2021
Bên cạnh những tên tuổi trong nước, thị trường bánh ngọt những năm gần đây đã có sự thay đổi khi nhiều thương hiệu nước ngoài lần lượt đổ bộ và phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Mặc dù sự xâm nhập này tất yếu sẽ dẫn đến một cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần, nhưng đây cũng là chất xúc tác để buộc các doanh nghiệp nội địa phải cải tiến, đổi mới mẫu mã và nâng cao chất lượng nhằm thu hút khách hàng hơn.
Sự cạnh tranh của thị trường bánh ngọt hiện nay mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự chọn lựa hơn. Nguồn: Internet
Tình hình của ngành bánh ngọt Việt Nam
Ngành bánh ngọt vẫn được biết đến là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, là phân khúc cạnh tranh mạnh mẽ nhất trong ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Với ưu thế là một nước có dân số đông và trẻ, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bánh ngọt giàu tiềm năng của khu vực. Hơn nữa, các sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu ở khu vực đô thị, nên sự phát triển và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của các đô thị lớn cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy nhu cầu bánh ngọt tăng trưởng.
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI) [], mức tiêu thụ bánh kẹo trên đầu người tại Việt Nam năm 2016 chỉ hơn 2kg/người/năm, còn thấp so với mức 3kg/người/năm của thế giới, và 65% dân số ở nông thôn có mức tiêu thụ bánh kẹo còn rất khiêm tốn so với tiềm năng. Do đó, tiềm năng tiêu thụ của thị trường trong nước vẫn còn rất lớn, dự báo đến năm 2018 sẽ đạt khoảng 40.000 tỷ đồng, đây là lý do khiến cho các nhà kinh doanh bánh ngọt nhanh chóng vạch ra những định hướng đầu tư mang tính chiến lược.
Tiềm năng tiêu thụ của thị trường bánh ngọt trong nước vẫn còn rất lớn. Nguồn: Internet
Những năm gần đây, thị trường bánh ngọt Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt khi mà các doanh nghiệp trong nước (ABC Bakery, Givral, Brodard, Đức Phát, Sweet Home Bakery…) không chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải giành lại thị phần từ các thương hiệu ngoại (Tous les Jours, Paris Baguett, BreadTalk...), hoặc cạnh tranh trở thành đối tác cung cấp bánh cho các cửa hàng thức ăn nhanh, nhà hàng, tiệm cà phê... để giữ thế tăng trưởng ổn định. Sức ép từ sự cạnh tranh này buộc các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước phải chạy đua trong công cuộc đổi mới, tìm hướng đi riêng để duy trì lợi nhuận và thị phần. Từ việc mở thêm các chuỗi cửa hàng nhằm mở rộng thị trường, cho đến việc phát triển mô hình kinh doanh mới: kết hợp bánh ngọt và cà phê. Các cửa hàng bánh ngọt thuần túy như Givral, Tous les Jours, Dunkin’ Donuts, Paris Baguett, BreadTalk… nay kết hợp kinh doanh thêm cà phê. Ngoài ra, các cửa hàng cà phê chính hiệu cũng phát triển thêm mảng bánh ngọt như Starbucks, Highlands Coffee, Gloria Jean’s Coffees, The Coffee Bean…
Xu hướng kinh doanh kết hợp bánh ngọt và cà phê đang rất được ưa chuộng. Nguồn: Internet
Các thương hiệu kinh doanh bánh ngọt còn tập trung đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi mẫu mã, có chiến lược về giá hợp lý... nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau. Ngoài ra, khâu lựa chọn nguyên liệu cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc gia tăng lợi thế cạnh tranh trong ngành này, bởi chi phí nguyên liệu thô đã chiếm đến hơn 70% giá thành sản phẩm.
Giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào
Hiện nay, nguyên vật liệu đầu vào của các nhà kinh doanh bánh ngọt trong nước chủ yếu được nhập khẩu với tỷ trọng khá lớn, trong đó bột mì phải nhập khẩu gần như toàn bộ (vì đây là loại nông sản mà Việt Nam chưa sản xuất được) , đường, sữa, hương phụ liệu… được nhập khẩu một phần. Sự biến động về giá của các nguyên liệu này trên thị trường thế giới sẽ tác động không nhỏ đến giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã chủ động lựa chọn những nhà cung cấp uy tín trong nước với các giải pháp sáng tạo và chuyên nghiệp.
Giá nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Nguồn: Internet
Thông thường, một chiếc bánh ngọt khi đưa ra thị trường phải đáp ứng được 3 yếu tố: ngon, đẹp và an toàn. Nghĩa là sự sáng tạo và đổi mới không chỉ dừng lại ở hương vị, màu sắc hay kiểu dáng của chiếc bánh, mà phần nguyên liệu phải đảm bảo được yếu tố dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe. Do đó, chỉ có những nhà cung cấp nào chú trọng đến chất lượng của nguyên liệu mới trụ vững được trong cuộc chiến khốc liệt này. Và tập đoàn Puratos Grand - Place Indochina (PGPI) vinh dự là một trong số những nhà cung cấp nguyên liệu ngành bánh hàng đầu hiện nay.
PGPI là liên doanh giữa tập đoàn Puratos và Grand-Place Holding, cả hai công ty đều được thành lập tại Bỉ và có kinh nghiệm đầu tư vào Việt Nam hơn 20 năm qua. PGPI cung cấp nguyên vật liệu cũng như các giải pháp chuyên môn trong ngành hàng socola (compound và nguyên chất), bánh mì (phụ gia bánh mì), bánh ngọt (bột trộn sẵn, nhân kem su…). Nhờ có sự trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên của tập đoàn trên toàn cầu và sự am hiểu về thị trường trong nước, công ty đã sáng tạo ra những nguyên liệu, công nghệ và giải pháp mới, độc đáo và đáng tin cậy, mang đến cho khách hàng sự yên tâm tuyệt đối cùng những cảm hứng sáng tạo đột phá.
Các chuyên gia của PGPI luôn nghiên cứu để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Nguồn: puratosgrandplace.com
Các sản phẩm cho thị trường bánh ngọt của PGPI rất được ưa chuộng bởi nhiều phân khúc khách hàng khác nhau tại Việt Nam:
- Artisan: là những tiệm bánh ngọt, cửa hàng bánh mì kết hợp bánh ngọt, quán cà phê có kinh doanh thêm bánh ngọt, lò bánh mì...
- Food Service: chỉ các nhà hàng, khách sạn, resort 5 sao, siêu thị (có bếp bánh), chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh và chuỗi cửa hàng tiện lợi. Đây là các khách hàng đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, thậm chí nhiều sản phẩm phải được thiết kế riêng để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Điểm mạnh mang đến lợi thế cho PGPI là có một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chuyên nghiên cứu, phát triển và tạo ra sản phẩm mẫu theo từng yêu cầu cụ thể của khách hàng (tailor-made).
- Large Account: là các khách hàng công nghiệp, bán công nghiệp đòi hỏi rất cao về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng sản xuất ra nguyên liệu, chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, thậm chí là quy trình sản xuất sản phẩm. Nhằm đáp ứng nhu cầu của những khách hàng này, PGPI đã đầu tư các nhà máy sản xuất đạt chuẩn quốc tế để cung cấp các nguyên liệu được thiết kế riêng theo yêu cầu (tailor-made).
PGPI luôn là đối tác đáng tin cậy trong việc cải tiến sản phẩm. Nguồn: puratosgrandplace.com
Là một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu cũng như các giải pháp chuyên môn trong ngành hàng bánh mì, bánh ngọt và socola, PGPI tự tin có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất không chỉ của các nghệ nhân, chuyên gia làm bánh hay những nhà sản xuất công nghiệp, mà còn chinh phục được các nhà bán lẻ và cả người tiêu dùng.
Puratos Grand-Place Indochina
Thêm vào giỏ hàng thành công!
Xem giỏ hàng